I. CỬ NHÂN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
1. Chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục đặc biệt (GDĐB) là đào tạo giáo viên để thực hiện các hoạt động giáo dục - dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của trẻ có nhu cầu đặc biệt ở các cơ sở giáo dục, các cấp học và loại hình trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Đội ngũ giảng viên thân thiện, được đào tạo bài bản, có trình độ và chuyên môn cao về giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Môi trường học tập năng động, sáng tạo và hiện đại. Sinh viên có nhiều cơ hội thực hành nghề nghiệp và được hướng dẫn một cách khoa học, mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ để khẳng định bản thân và rèn luyện các kỹ năng mềm. Trường và Khoa có nhiều chương trình học bổng cho sinh viên giỏi, xuất sắc như học bổng khuyến khích học tập 2 lần/năm, học bổng Nguyễn Trường Tộ, học bổng “Thắp sáng niềm tin”, học bổng “Thắp sáng ước mơ học đường”, học bổng KF-Sam Sung, học bổng BIDV hỗ trợ...Hơn nữa, Trường thường xuyên có các chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên với các nước có nền GDĐB phát triển như: Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… giúp sinh viên có nhiều cơ hội được đi du học, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt được những giải thưởng giá trị.
2. Vị trí việc làm
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí công việc như:
- Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành GDĐB.
- Cán bộ quản lí, giáo viên tại các trường, trung tâm chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển GD hoà nhập. Cán bộ khoa tâm bệnh của các bệnh viện nhi.
- Giáo viên tại các trường mầm non, phổ thông có học sinh khuyết tật học hoà nhập.
- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu trong lĩnh vực GD cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
II. CỬ NHÂN HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Chương trình đào tạo
Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là một ngành gần với ngành Giáo dục đặc biệt (GDĐB) với chương trình học trùng với chương trình ngành GDDB 30% kiến thức chuyên môn. Sau khi học xong ngành học Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, người học có cơ hội tiếp tục học Thạc sỹ ngành GDĐB.
Đội ngũ giảng viên thân thiện, được đào tạo bài bản, có trình độ và chuyên môn cao về giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Môi trường học tập năng động, sáng tạo và hiện đại. Sinh viên có nhiều cơ hội thực hành nghề nghiệp và được hướng dẫn một cách khoa học, mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ để khẳng định bản thân và rèn luyện các kỹ năng mềm. Hơn nữa, Trường thường xuyên có các chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên với các nước có nền GDĐB phát triển như: Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… giúp sinh viên có nhiều cơ hội được đi du học, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt được những giải thưởng giá trị.
2. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí công việc như:
- Giáo viên hỗ trợ trong các trường mầm non, trường phổ thông hoà nhập và các trường/trung tâm chuyên biệt cho người khuyết tật.
- Cán bộ hỗ trợ tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Cán bộ tại các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội có người khuyết tật, tại các tổ chức văn hóa, chính trị - xã hội, đoàn thể và tại các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế.
- Nghiên cứu viên tại viện, trung tâm nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Vị trí việc làm, chế độ cho người được đào tạo về Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định theo Khoản 2, Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12, Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/8/ 2016, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017.